Thị trường tín chỉ carbon: Cơ hội lớn cho doanh nghiệp tiên phong

thi_truong_tin_chi_carbon_co_hoi_lon_cho_doanh_nghiep_tien_phong_800

Việt Nam sẽ thí điểm sàn giao dịch carbon từ tháng 6/2025 đến 2028, trước khi vận hành chính thức vào năm 2029. Việc phát triển thị trường carbon không chỉ giúp giảm phát thải khí nhà kính mà còn tạo cơ hội huy động tài chính cho các dự án xanh, thúc đẩy doanh nghiệp áp dụng công nghệ phát thải thấp và gia tăng lợi nhuận từ giao dịch tín chỉ carbon. Hiểu rõ nguồn gốc và cơ chế giao dịch của các tín chỉ carbon trên thị trường giao dịch carbon tự nguyện hoặc bắt buộc mở ra cơ hội vô cùng lớn cho doanh nghiệp tiên phong đón đầu xu thế.

NỘI DUNG:

1. Tín chỉ carbon là gì?

2. Thị trường tín chỉ Carbon doanh nghiệp

    2.1. Thị trường carbon tuân thủ (ETS)

    2.2. Thị trường Carbon tự nguyện (Bù đắp Carbon)

3. Những điều doanh nghiệp cần lưu ý

4. Giải pháp Carbon bền vững từ Vinacontrol

1. Tín chỉ carbon là gì?

Tín chỉ carbon (carbon credit) là thuật ngữ chung cho tín chỉ có thể kinh doanh hoặc giấy phép đại diện cho 1 tấn carbon dioxide (CO₂) hoặc khối lượng của một khí nhà kính khác tương đương với 1 tấn CO₂ (tCO₂e). Việc mua bán sự phát thải khí CO₂ hay mua bán carbon trên thị trường được thực hiện thông qua tín chỉ này.

Giá mỗi tín chỉ carbon trung bình dao động từ 230.000 đồng đến 2.300.000 đồng. Trong những năm qua, đã có hơn 36 triệu tín chỉ carbon được bán ra ở Việt Nam. Giả định mức giá trung bình mỗi tín chỉ carbon là 1.000.000 đồng. Tổng giá trị thu về doanh nghiệp là 36.000 tỷ đồng (1,8 tỷ đô la Mỹ). Theo McKinsey (2022), dự phóng đến năm 2030-2050, số lượng tín chỉ carbon có thể tăng lên gấp 5-10 lần, đem lại cơ hội lớn cho các doanh nghiệp điện tái tạo và doanh nghiệp có đầu tư vào các dự án trồng rừng.

tin_chi_carbon_la_gi_800

Tín chỉ Carbon là chứng nhận có thể giao dịch thương mại và cho phép chủ sở hữu được quyền phát thải một tấn khí CO₂

→ Xem thêm: Net Zero là gì? Làm thế nào để đạt được?

2. Thị trường tín chỉ Carbon doanh nghiệp

Thị trường tín chỉ carbon là nơi cho phép các doanh nghiệp mua bán trao đổi tín chỉ carbon nhằm đảm bảo sự tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường của các quốc gia và tổ chức. Thị trường vận hành theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm” phải trả mức phí bù đắp cho lượng phát thải ra môi trường thông qua việc mua bán và trao đổi tín chỉ carbon, được phân thành hai loại chính: Thị trường carbon tuân thủ (ETS) và thị trường carbon tự nguyện.

2.1. Thị trường carbon tuân thủ (ETS)

Thị trường ETS, còn được biết đến với tên gọi hệ thống cap-and-trade. Theo đó, chính phủ đặt ra một giới hạn về tổng lượng khí nhà kính mà các doanh nghiệp có thể phát thải. Nếu doanh nghiệp có lượng phát thải dưới mức yêu cầu sẽ dư ra một lượng tín chỉ carbon và có thể bán chúng cho những doanh nghiệp phát thải vượt mức yêu cầu để bù đắp. 

co_che_hoat_dong_thi_truong_tin_chi_carbon_bat_buoc_800

Quy trình trao đổi tín chỉ carbon trên thị trường carbon tuân thủ (ETS)

→ Xem thêm: Chuyển giao công nghệ Kiểm kê khí nhà kính - Giải pháp giúp doanh nghiệp tự chủ thực hiện

2.2. Thị trường Carbon tự nguyện (Bù đắp Carbon)

Nếu như tín chỉ carbon được giao dịch ở thị trường bắt buộc trong khi đó tín chỉ bù đắp carbon được giao dịch trên thị trường tự nguyện. Cơ chế sinh ra tín chỉ bù đắp carbon (Carbon Offset Credit) đến từ 02 nguồn chính:

  • Dựa trên thiên nhiên: Bao gồm trồng rừng, bảo tồn rừng và các dự án bảo vệ môi trường khác nhằm mục đích hấp thụ CO2 (carbon dioxide) từ khí quyển.

  • Dựa trên công nghệ: Bao gồm sử dụng năng lượng tái tạo, phát triển các phương pháp sản xuất thân thiện với môi trường và các công nghệ khác nhằm giảm phát thải trực tiếp.

thi_truong_tin_chi_carbon_tu_nguyen_800

Thị trường carbon tự nguyện (carbon offset)

Khi một dự án bù đắp carbon được hoàn thành, tổ chức phát triển dự án có thể bán tín chỉ bù đắp carbon cho các công ty khác trên thị trường carbon tự nguyện. Các công ty mua bù đắp carbon có thể sử dụng chúng để bù đắp cho lượng khí nhà kính mà họ đã phát thải.

→ Xem thêm: Khí nhà kính là gì? Những điều doanh nghiệp cần lưu ý

3. Những điều doanh nghiệp cần lưu ý

Thị trường tín chỉ carbon hiện được đánh giá là thị trường có mức biến động cao và kém thanh khoản. Giá tín chỉ dao động từ 5 đến gần 100 USD, tùy vào thời điểm, quy mô giao dịch, ngành sản xuất… Chẳng hạn, ngành sản xuất và tái chế nhựa có thể phải mua tín chỉ với giá trần 100 USD do ngành này tác động lớn đến môi trường và rất khó để giảm phát thải, trong khi tín chỉ carbon từ dừa và rừng chỉ khoảng 5-10 USD. Hiểu rõ thị trường và dự đoán xu hướng giá sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định đầu tư thông minh.

Doanh nghiệp cũng cần chú ý đến tính minh bạch và sự chấp nhận của thị trường. Để tín chỉ carbon được công nhận, doanh nghiệp phải đảm bảo dự án phát thải được kiểm toán và chứng nhận bởi các tổ chức uy tín. Điều này không chỉ giúp tăng cường niềm tin từ phía nhà đầu tư và các bên liên quan khác mà còn góp phần vào việc bảo vệ môi trường một cách hiệu quả.

Tham gia thị trường tín chỉ carbon đòi hỏi doanh nghiệp có tầm nhìn về vấn đề bền vững, sẵn sàng đầu tư công nghệ sạch và thích ứng với chuỗi cung ứng xanh. Theo Ngân hàng Thế giới, thị trường carbon toàn cầu có thể đạt 250 tỷ USD vào năm 2030, với sự tham gia của 196 quốc gia trong Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu. Điều này không chỉ cho thấy tiềm năng áp dụng của thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam mà còn mở ra cơ hội phát triển kinh doanh bền vững.

thi_truong_tin_chi_carbon_co_hoi_lon_cho_doanh_nghiep_tien_phong_800.

Thị trường tín chỉ carbon hiện được đánh giá là thị trường có mức biến động cao và kém thanh khoản

→ Xem thêm: Cơ Chế CBAM – Doanh nghiệp cần làm gì để đáp ứng yêu cầu thị trường xuất khẩu EU?

4. Giải pháp Carbon bền vững từ Vinacontrol

Vinacontrol – đối tác tin cậy giúp doanh nghiệp chinh phục thị trường tín chỉ carbon và hướng tới phát triển bền vững. Với vai trò là tổ chức đánh giá sự phù hợp hàng đầu Việt Nam, chúng tôi cung cấp các giải pháp carbon toàn diện, hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu hóa chiến lược giảm phát thải, nâng cao tính minh bạch và đáp ứng các yêu cầu quốc tế:

  • Tư vấn lập báo cáo kiểm kê khí nhà kính.
  • Tư vấn lập báo cáo giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
  • Tư vấn lập báo cáo và khai báo theo CBAM.
  • Thẩm định báo cáo kiểm kê khí nhà kính.
  • Xác minh vết các-bon.
  • Tín chỉ các-bon.

Mọi yêu cầu về dịch vụ của Vinacontrol, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline/Zalo: 0243 943 3840 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất!


024.3943.3840
Tập đoàn Vinacontrol
  • 54 Trần Nhân Tông, Hà Nội, Việt Nam
  • +84 24 3943 3840
  • +84 24 3943 3844
  • vinacontrol@vinacontrol.com.vn