Bản tin chuyên ngành
Các nhà chăn nuôi hữu cơ phải lưu trữ hồ sơ để chứng minh việc tuân thủ các yêu cầu của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-3:2017 về Nông nghiệp hữu cơ - Phần 3: Chăn nuôi hữu cơ. Tùy thuộc vào quy mô hoạt động và phương pháp sản xuất cho từng loại sản phẩm, nhà chăn nuôi hữu cơ phải xây dựng các tài liệu dạng văn bản phù hợp hơn cho cơ sở của mình.
Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống quản lý sản xuất toàn diện nhằm đẩy mạnh và tăng cường sức khỏe của hệ sinh thái nông nghiệp bao gồm cả đa dạng sinh học, các chu trình sinh học và năng suất sinh học. Đánh giá nguyên vật liệu đầu vào trong sản xuất hữu cơ là một trong những bước quan trọng để đảm bảo chất lượng sản phẩm cuối cùng.
Tự công bố sản phẩm là quá trình mà một tổ chức hoặc cá nhân quyết định chịu trách nhiệm công khai thông tin về sản phẩm của mình đến người tiêu dùng và cơ quan quản lý nhà nước. Quá trình này thường được áp dụng trong lĩnh vực sản phẩm tiêu dùng và thực phẩm.
Tự công bố sản phẩm đòi hỏi tổ chức hoặc cá nhân phải tự thực hiện quy trình kiểm tra, đánh giá và đảm bảo rằng sản phẩm của họ tuân thủ các quy định về an toàn, chất lượng và quy chuẩn kỹ thuật áp dụng. Đồng thời, họ cần chuẩn bị các tài liệu và thông tin liên quan, bao gồm bản tự công bố sản phẩm và các tài liệu liên quan khác.
Kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu là quá trình kiểm soát và đánh giá sự an toàn của các loại thực phẩm nhập khẩu trước khi được phép lưu thông và tiêu thụ trên thị trường Việt Nam.
Theo Luật An toàn thực phẩm, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm nhập khẩu phải được kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm, trừ một số thực phẩm được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm theo quy định của Chính phủ.
ISO là viết tắt của Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (International Organization for Standardization), là tổ chức phi chính phủ với mục tiêu phát triển các tiêu chuẩn quốc tế cho các lĩnh vực khác nhau, từ sản xuất đến dịch vụ.
Các chứng chỉ ISO được cấp phép cho các tổ chức, doanh nghiệp và tổ chức phi lợi nhuận để chứng tỏ chất lượng và đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn quốc tế trong các hoạt động của họ.
Logistics là quá trình lên kế hoạch, áp dụng và kiểm soát các luồng chuyển dịch của hàng hóa hay thông tin liên quan tới nguyên nhiên liệu vật tư (đầu vào) và sản phẩm cuối cùng (đầu ra) từ điểm xuất phát tới điểm tiêu thụ.
Theo Điều 233 Luật Thương mại 2005, dịch vụ logistics được định nghĩa là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao.
Ngày 3/3/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 07/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2021/NĐ-CP ngày 08/11/2021 về quản lý trang thiết bị y tế (TTBYT) nhằm giải quyết các tồn tại, hạn chế, bất cập phát sinh trong quản lý trang thiết bị y tế thời gian vừa qua. Từ đó đáp ứng yêu cầu thực tiễn quản lý và yêu cầu hội nhập trong lĩnh vực TTBYT.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Quyết định số 28/2022/QĐ-TTg ngày 20/12/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg ngày 19/4/2019 quy định việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng.
Ngày 16/12 vừa qua, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã ký Nghị quyết số 163/NQ-CP về việc đẩy mạnh triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam.