Xuất khẩu Dệt may vào EU: Làm gì để thích ứng với Chỉ thị Thẩm định Tính bền vững?

Hiện nay, chính phủ các quốc gia trên toàn thế giới đặc biệt chú trọng đến trách nhiệm giải trình và đóng góp vào tiến trình phát triển bền vững của các doanh nghiệp. Tiêu biểu, cơ chế CBAM do Liên minh Châu Âu ban hành nhằm thúc đẩy nỗ lực kiểm soát lượng khí nhà kính thải ra từ hàng hoá nhập khẩu vào EU; Điều luật thẩm định chuỗi cung ứng của CHLB Đức buộc các công ty Đức trong phạm vi áp dụng phải có trách nhiệm thẩm định, kiểm soát những rủi ro tới con người và môi trường từ các hoạt động kinh doanh của mình, và các văn bản pháp lý liên quan khác.

Mới đây, Chỉ thị Thẩm định Tính bền vững của Doanh nghiệp của Liên minh Châu Âu (CSDDD - Corporate Sustainability Due Diligence Directive) nổi lên như một khung pháp lý quan trọng, thể hiện tầm ảnh hưởng sâu rộng đến các doanh nghiệp vượt ra khỏi biên giới Châu Âu. Trong tháng 3 năm nay, đạo luật này đã nhận được sự ủng hộ của đa số chính phủ Châu Âu, dự kiến sẽ được toàn thể Nghị viện châu Âu bỏ phiếu thông qua sau khi Ủy ban các vấn đề pháp lý của cơ quan đó phê duyệt phiên bản sửa đổi.

xuat_khau_det_may_vao_thi_truong_chau_au_-_doanh_nghiep_can_chuan_bi_gi_de_thich_ung_voi_chi_thi_tham_dinh_tinh_ben_vung_cua_doanh_nghiep_800

Xuất khẩu Dệt may vào thị trường Châu Âu - Những điều doanh nghiệp cần chuẩn bị để thích ứng với Chỉ thị Thẩm định Tính bền vững của Doanh nghiệp?

Nội dung:

1. Chỉ thị Thẩm định Tính bền vững của Doanh nghiệp là gì?

2. Những nội dung chính của Chỉ thị Thẩm định Tính bền vững của Doanh nghiệp

3. Tác động của Chỉ thị Thẩm định Tính bền vững của Doanh nghiệp lên ngành xuất khẩu dệt may của Việt Nam

4. Những điều doanh nghiệp xuất khẩu dệt may tại Việt Nam cần chuẩn bị để thích ứng với Chỉ thị Thẩm định Tính bền vững của doanh nghiệp

5. Các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu sản phẩm dệt may vào thị trường Châu Âu của Vinacontrol  

6. Vì sao nên lựa chọn dịch vụ của Vinacontrol? 

1. Chỉ thị Thẩm định Tính bền vững của Doanh nghiệp là gì?

Chỉ thị này buộc các công ty ở châu Âu phải rà soát các thực tiễn môi trường và lao động trong chuỗi cung ứng để cải thiện tình hình nhân quyền, bảo vệ môi trường và thúc đẩy các mục tiêu bảo vệ khí hậu quốc tế. Các công ty đủ điều kiện phải thực hiện thẩm định minh bạch chuỗi cung ứng, xây dựng kế hoạch hành động cụ thể và chịu trách nhiệm pháp lý nếu vi phạm.

Phạm vi áp dụng: Hiện tại, phạm vi thực hiện của Chỉ thị này bao gồm các công ty EU có hơn 1,000 nhân viên và doanh thu thuần hàng năm trên 450 triệu EUR. 

2. Những nội dung chính của Chỉ thị Thẩm định Tính bền vững của Doanh nghiệp 

  • Yêu cầu thẩm định chuỗi cung ứng: Các doanh nghiệp phải tiến hành thẩm định định kỳ chuỗi cung ứng của mình để xác định các rủi ro về nhân quyền và môi trường.
  • Xây dựng kế hoạch hành động: Dựa trên kết quả thẩm định, các doanh nghiệp phải xây dựng và thực hiện các kế hoạch hành động để khắc phục các rủi ro đã xác định.
  • Báo cáo công khai: Các doanh nghiệp phải báo cáo công khai về các hoạt động thẩm định, các rủi ro đã xác định và các biện pháp khắc phục.
  • Trách nhiệm giải trình: Các doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về các vi phạm trong chuỗi cung ứng của mình, kể cả vi phạm của các nhà cung cấp.
noi_dung_cua_chi_thi_tham_dinh_tinh_ben_vung_cua_doanh_nghiep__800
Những nội dung chính của Chỉ thị Thẩm định Tính bền vững của Doanh nghiệp

3. Tác động của Chỉ thị Thẩm định Tính bền vững của Doanh nghiệp lên ngành xuất khẩu dệt may của Việt Nam để thích ứng với Chỉ thị Thẩm định Tính bền vững của doanh nghiệp

Chỉ thị Thẩm định tính bền vững quy định các doanh nghiệp EU phải thực hiện thẩm định và báo cáo công khai toàn bộ chuỗi cung ứng của mình, trong đó đòi hỏi sự tự nguyện và tuân thủ tuyệt đối của các đối tác kinh doanh thượng nguồn, bao gồm các nhà cung cấp nguyên vật liệu và các nhà sản xuất, gia công thành phẩm.

Với vai trò là một quốc gia xuất khẩu lớn, đặc biệt trong lĩnh vực dệt may, các doanh nghiệp Việt Nam cung cấp sản phẩm cho các công ty lớn thuộc Liên minh Châu Âu sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ Chỉ thị này. Nói cách khác, Chỉ thị này ràng buộc các doanh nghiệp EU và các nhà cung cấp Việt Nam trong việc tuân thủ trách nhiệm thẩm định, lập cáo cáo và giải trình về thực trạng lao động và môi trường. Những doanh nghiệp Việt Nam không đáp ứng được các yêu cầu khắt khe này sẽ đứng trước nguy cơ cao bị các thương hiệu và nhà bán lẻ lớn tại châu Âu chấm dứt hợp tác, gây tổn thất đáng kể cho hoạt động xuất khẩu.

4. Những điều doanh nghiệp xuất khẩu dệt may tại Việt Nam cần chuẩn bị

Các chuyên gia khuyến nghị doanh nghiệp Việt Nam không nên coi Chỉ thị này như một nghĩa vụ bắt buộc phải tuân theo. Ngược lại, nên xem đây như một cơ hội lớn để chuyển đổi doanh nghiệp của mình trở thành doanh nghiệp bền vững, hoạt động vì quyền lợi của người lao động và bảo vệ môi trường. Chỉ bằng cách này, các doanh nghiệp Việt Nam mới có thể phù hợp và bắt kịp với xu hướng chuyển đổi của nền kinh tế toàn cầu. Để đạt được điều đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần:

  • Nâng cao nhận thức: Tìm hiểu và kịp thời nắm bắt các yêu cầu của chỉ thị và cách thức áp dụng vào hoạt động kinh doanh tại cơ sở sản xuất.
  • Xây dựng hệ thống quản lý: Xây dựng và triển khai hệ thống quản lý để đảm bảo tuân thủ các yêu cầu của chỉ thị.
  • Cải thiện chuỗi cung ứng: Thực hiện đánh giá, thẩm định và cải thiện chuỗi cung ứng để đảm bảo rằng các nhà cung cấp nguyên vật liệu và gia công thành phẩm cũng tuân thủ các tiêu chuẩn.
  • Hợp tác với các bên liên quan: Hợp tác với các tổ chức, hiệp hội để tìm hiểu thêm về các yêu cầu của chỉ thị và chia sẻ kinh nghiệm.

5. Các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu sản phẩm dệt may vào thị trường Châu Âu của Vinacontrol  

  • Lập Báo cáo Kiểm kê Khí nhà kính, Báo cáo giảm nhẹ phát thải Khí nhà kính, Báo cáo CBAM theo quy định của Liên minh Châu Âu, Báo cáo đánh giá tác động môi trường.
  • Thử nghiệm, chứng nhận chất lượng sản phẩm phù hợp với các quy định, tiêu chuẩn chất lượng và được phép lưu hành tại thị trường EU.
  • Giám định trước khi xuất hàng, chứng minh sự tuân thủ với hợp đồng và phòng tránh rủi ro thu hồi sản phẩm và các vấn đề pháp lý liên quan.
  • Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001, ISO 14001, ISO 45001, OHSAS 18001.
  • Đào tạo kiến thức về an toàn lao động tại cơ sở sản xuất.
  • Các nghiệp vụ khác phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp
cac_dich_vu_ho_tro_xuat_khau_san_pham_det_may_vao_thi_truong_chau_au_ca_vinacontrol___800
Các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu sản phẩm dệt may vào thị trường Châu Âu của Vinacontrol

6. Vì sao nên lựa chọn dịch vụ của Vinacontrol? 

Đối với nghiệp vụ đánh giá sự phù hợp của sản phẩm dệt may, Vinacontrol là tổ chức được Bộ Công thương chỉ định thực hiện việc chứng nhận/ thử nghiệm/ giám định chất lượng sản phẩm dệt may.

Đối với nghiệp vụ kiểm kê khí nhà kính tại cơ sở và lập báo cáo, với kinh nghiệm hơn 66 năm hoạt động trong lĩnh vực năng lượng và tư vấn môi trường và đội ngũ chuyên gia đều đã được đào tạo và thành thạo ISO 14064-1 về kiểm kê khí nhà kính, Vinacontrol tự tin là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực Kiểm kê khí nhà kính tại Việt Nam.

Lợi ích khi lựa chọn Vinacontrol:

✅ Chứng thư có giá trị uy tín, được công nhận trên phạm vi toàn quốc

✅ Được chuyển giao công nghệ về kiểm kê khí nhà kính, hướng dẫn lập báo cáo và tư vấn giảm phát thải. Đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình thẩm định kết quả báo cáo kiểm kê khí nhà kính

✅ Dịch vụ nhanh chóng, chất lượng, cam kết dịch vụ hậu mãi lâu dài

✅ Hỗ trợ, tư vấn xuất nhập khẩu nguyên liệu và thành phẩm dệt may

✅ Mạng lưới chi nhánh rộng khắp, sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu của khách hàng

✅ Chi phí hợp lý, hồ sơ, thủ tục đơn giản

Liên hệ với Vinacontrol ngay hôm nay để được tư vấn miễn phí và xuất khẩu thành công sản phẩm dệt may đến thị trường Châu Âu!

→ Tìm hiểu thêm:

Mọi yêu cầu về dịch vụ của Vinacontrol, quý khách vui lòng liên hệ tới số Hotline 0243 943 3840 hoặc chat ngay với chuyên viên để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất!


024.3943.3840
Tập đoàn Vinacontrol
  • 54 Trần Nhân Tông, Hà Nội, Việt Nam
  • +84 24 3943 3840
  • +84 24 3943 3844
  • vinacontrol@vinacontrol.com.vn