Vải và Dệt may: Đảm bảo chất lượng với hoạt động giám định và thử nghiệm
Ngày 14/1, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực tại Việt Nam. Nhiều chuyên gia nhận định Hiệp định này tiếp tục là cơ hội vàng cho sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam.
Theo thỏa thuận của CPTPP,95 - 98% các dòng thuế quan, các dòng thuế còn lại cắt giảm theo lộ trình 5 - 7 năm. Cụ thể, Hiệp định xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với hàng dệt may có xuất xứ từ Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường các nước đối tác.
Với thị trường Canada, toàn bộ mặt hàng dệt may xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam được xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực hoặc sau 3 năm. Thuế nhập khẩu của hàng dệt may vào Mexico và Peru được xóa bỏ hoàn toàn vào năm thứ 16.
Hàng dệt may Việt Nam đứng trước cơ hội phát triển mạnh mẽ
Tuy nhiên, theo chiều ngược lại, các sản phẩm hàng hóa, dệt may nhập khẩu vào Việt Nam cũng trở nên dễ dàng hơn. Nhằm nâng cao chất lượng và tiêu chuẩn hàng dệt may để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, đồng thời bảo vệ ngành sản xuất nội địa, Bộ Công thương đã ra Thông tư 21/2017/TT-BCT và QCVN 01:2017/BCT, quy định về hàm lượng formaldehyt và các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may. có hiệu lực từ ngày 01/01/2019.
Với đội ngũ chuyên gia chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm, cùng 7 phòng thí nghiệm được công nhận trên toàn quốc, Vinacontrol cam kết thực hiện trọn gói dịch vụ giám định, thử nghiệm nhằm đảm bảo chất lượng đối với ngành hàng dệt may phù hợp với quy chuẩn quốc gia. Bên cạnh đó, Vinacontrol còn hỗ trợ tư vấn doanh nghiệp làm thủ tục công bố hợp quy sản phẩm may mặc lên cơ quan quản lý nhằm rút ngắn thời gian đưa hàng hóa, sản phẩm vào thị trường.
Chuyên gia của Vinacontrol đang tiến hành kiểm tra và lấy mẫu để đánh giá hợp quy sản phẩm dệt may
Với sự hỗ trợ của Vinacontrol, các doanh nghiệp có thể giảm thiểu các rủi ro và an tâm đưa sản phẩm ra thị trường
Bạn có biết?
|