Hội nghị Thủ tướng chính phủ với Doanh nghiệp lần thứ 4 tại Hà Nội sáng ngày 9/5/2020

Sáng ngày 9/5/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị với doanh nghiệp "Cùng nỗ lực, vượt thách thức, đón thời cơ, phục hồi kinh tế" theo hình thức truyền hình trực tuyến với 63 điểm cầu địa phương, 30 điểm cầu các bộ ngành.

ttxvn_0509_thu_tuong_nguyen_xuan_phuc-221b

Nguồn: TTXVN

Sự kiện được tổ chức định kỳ hàng năm với các chủ đề cụ thể xoay quanh những vấn đề quan trọng của doanh nghiệp. Đây cũng được ví như Hội nghị Diên Hồng về lĩnh vực kinh tế, khôi phục lại nền kinh tế sau dịch bệnh Covid-19; là Hội nghị thể hiện lòng yêu nước, sự đoàn kết, nhất trí của toàn thể cộng đồng doanh nghiệp trong nước và nước ngoài tại Việt Nam để cùng Chính phủ vượt qua khó khăn, tiếp tục đưa đất nước đi lên sau đại dịch.

Tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã lắng nghe các đại biểu đến từ doanh nghiệp (đại diện hơn 800.000 doanh nghiệp cả nước), đại diện các Bộ, ngành tập trung báo cáo 4 nhóm vấn đề chính bao gồm:

Một là, đánh giá chung về ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến hoạt động sản xuất, kinh doanh; khích lệ các nỗ lực vượt khó, trách nhiệm xã hội và hỗ trợ lẫn nhau của các doanh nghiệp cũng như việc đồng hành cùng với Chính phủ trong suốt quá trình phòng chống đại dịch Covid-19.

Hai là, đánh giá tác động và khả năng hấp thụ các chính sách đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, địa phương ban hành. 

Ba là, nhận định các cơ hội và thời cơ phát triển trong bối cảnh mới do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19; khuyến khích doanh nghiệp tái cấu trúc, chủ động sáng tạo, thích ứng với hoàn cảnh mới; nâng cao năng lực công nghệ, đổi mới phương thức sản xuất, kinh doanh để ứng phó linh hoạt với tác động của dịch Covid-19.

Bốn là, các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp nêu sáng kiến, kiến nghị, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các giải pháp cần thiết để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển sau đại dịch. Cụ thể, Bộ Tài chính trình bày về giải pháp, đề xuất chính sách trong lĩnh vực tài khóa, thuế, phí; Ngân hàng Nhà nước về tiền tệ, tín dụng, lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp; Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về giải pháp hỗ trợ người dân, người lao động và sử dụng lao động gặp khó khăn; Văn phòng Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, cung cấp dịch vụ công trực tuyến…

Để biết thêm chi tiết các giải pháp, đề xuất của các Bộ Ban ngành và ý kiến góp ý của Cộng đồng Doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, vui lòng truy cập link phía dưới:

Bộ Kế hoạch và Đầu tư: http://www.mpi.gov.vn/Pages/tinbai.aspx?idTin=46172&idcm=188

Bộ Tài chính: http://tapchitaichinh.vn/su-kien-noi-bat/bo-truong-dinh-tien-dung-bo-tai-chinh-se-tiep-tuc-dong-hanh-thao-go-kho-khan-thuc-day-san-xuat-kinh-doanh-322744.html

Ngân hàng Nhà nước: https://cafef.vn/nhnn-da-chinh-thuc-trinh-thu-tuong-ve-viec-thi-diem-mobile-money-20200510095544497.chn

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội: http://toquoc.vn/bo-truong-dao-ngoc-dung-se-de-xuat-tham-muu-voi-chinh-phu-danh-3000-5000-ty-dong-de-dao-tao-lai-luc-luong-lao-dong-20200509122349777.htm

Cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam: https://cafef.vn/vi-sao-cong-dong-doanh-nghiep-nuoc-ngoai-tin-rang-kinh-te-viet-nam-se-phuc-hoi-theo-hinh-chu-v-20200510205149107.chn

Vinatex: https://cafef.vn/ceo-vinatex-muc-suy-giam-do-covid-19-thuc-te-duoc-khac-phuc-50-so-voi-du-bao-tuong-lai-can-tap-trung-khai-thac-nhanh-nhat-co-hoi-evfta-20200509115907435.chn

Với tinh thần vượt qua khó khăn để thành công, Thủ tướng nêu rõ phải tập trung hơn nữa, khởi động lại nền kinh tế Việt Nam, phấn đấu GDP đạt mức tăng trưởng trên 5% chứ không phải như dự báo của IMF chỉ là 2,7%; đồng thời phải kiểm soát lạm phát dưới 4 %. Muốn như vậy chúng ta phải tập trung vào “5 mũi giáp công”: Tăng cường thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế trong nước, nhất là đầu tư tư nhân; tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI); tăng cường xuất khẩu; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; khuyến khích tăng cường nhu cầu nội địa.

Khẳng định doanh nghiệp càng lúc càng giữ vai trò chủ công trong tăng trưởng kinh tế của đất nước, nhất là khi cần “biến nguy thành cơ”, Thủ tướng Chính phủ cũng đưa ra 6 đề nghị tới cộng đồng doanh nghiệp: Một là yêu Tổ quốc, vì làm việc gì mà không nghĩ đến Tổ quốc thì không thể thành doanh nghiệp lớn được. Yêu Tổ quốc cũng có nghĩa là phải thượng tôn pháp luật, phải có tinh thần chia sẻ. Thứ hai là đoàn kết, vì mất đoàn kết là tự mình làm yếu mình, do đó cần hợp tác với nhau. Thứ ba, không nản chí vì nản chí là tự mình bỏ cuộc. Thứ tư là năng động, quyết đoán, vì thụ động, lưỡng lự là tự mình đánh mất cơ hội. Thứ năm là sáng tạo vì thiếu sáng tạo là tự mình tụt lại phía sau. Và thứ sáu, cần có niềm tin vì không có niềm tin là tự mình chối bỏ mình.

Theo người đứng đầu Chính phủ, việc gì quá dễ dàng thì kém có ý nghĩa, thành công không phải vì đã đạt được, mà là trở ngại đã và sẽ vượt qua. "Việt Nam có mục tiêu thịnh vượng vào năm 2045. Dịch bệnh không làm thay đổi mục tiêu và tầm nhìn này.”


024.3943.3840
Tập đoàn Vinacontrol
  • 54 Trần Nhân Tông, Hà Nội, Việt Nam
  • +84 24 3943 3840
  • +84 24 3943 3844
  • vinacontrol@vinacontrol.com.vn