Các dự án đầu tư nào phải thực hiện đánh giá tác động môi trường?
Ngày 17/11/2020, Quốc hội khoá XIV kỳ họp thứ 10 đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường 2020, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022; theo đó, quy định chi tiết về việc thực hiện đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư (DAĐT).
Căn cứ tiêu chí về môi trường quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật Bảo vệ môi trường 2020, dự án đầu tư được phân thành nhóm I, II, III và IV.
Theo đó, đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường bao gồm:
- Dự án đầu tư nhóm I (là dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao và phải thực hiện đánh giá sơ bộ tác động môi trường), bao gồm:
- Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn; dự án thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại; dự án có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất;
- Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
- Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô lớn hoặc với quy mô trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
- Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất lớn hoặc với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
- Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất quy mô trung bình trở lên nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
- Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô lớn.
- Dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28:
- Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô trung bình hoặc với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
- Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất trung bình hoặc với quy mô, công suất nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
- Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
- Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô trung bình.
Trong đó, các dự án thuộc dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công không phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.
Công ty Cổ phần Tư vấn và Thẩm định Môi trường Vinacontrol (VIECA) trực thuộc Tập đoàn Vinacontrol là đơn vị được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường với số hiệu VIMCERTS 275 ngày 27/01/2021
Là đơn vị uy tín trong lĩnh vực tư vấn và thẩm định môi trường, các chuyên gia của Vinacontrol sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp bằng những giải pháp tối ưu nhất, đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường và phù hợp với luật pháp Việt Nam.
- Thủ tục hành chính ban đầu
- Lập báo cáo chính sách an toàn môi trường và xã hội phục vụ các dự án vay vốn ngân hàng
- Tư vấn, thiết kế và lắp đặt công trình xử lý môi trường - Lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường hàng năm - Hỗ trợ doanh nghiệp quản lý hồ sơ môi trường |
Lập hồ sơ xin giấy phép môi trường
- Quan trắc môi trường
|
Liên hệ ngay với Vinacontrol để được tư vấn: +84 24 3943 3840