Bài toán lớn trong đầu tư năng lực thử nghiệm

Nhu cầu hẹp nhưng tất yếu

Theo Tháp nhu cầu của Abraham Mashlow, nhu cầu cơ bản của con người bao gồm ăn, uống, ngủ, không khí để thở, các hoạt động khác con người sinh tồn. Khi giao thương, trao đổi hàng hóa, được đảm bảo về số lượng và chất lượng luôn là nhu cầu đầu tiên. Về số lượng, con người có thể thực hiện kiểm đếm, cân đo, đong đếm. Trong khi đó, chất lượng cần tới các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ và dụng cụ chuyên môn để đánh giá.

Thời phong kiến, trước mỗi bữa ăn của vua chúa, quan giám thực luôn phải ăn thử hoặc dùng kim bạc để kiểm tra đồ ăn có an toàn hay không. Đây là một trong những biện pháp thô sơ nhưng điển hình để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.  

Theo thời gian, khoa học công nghệ phát triển, hoạt động phân tích, thử nghiệm được trang bị nhiều thiết bị, dụng cụ hiện đại giúp đưa ra các kết quả với độ nhạy lớn, độ chính xác cao, bao phủ một phạm vi rộng các chỉ tiêu, thông tin về thành phần của sản phẩm. Kết hợp với các thủ tục lấy mẫu, giám định, chứng nhận, hoạt động thử nghiệm trở thành một nghiệp vụ kỹ thuật quan trọng, giúp đánh giá các tác động và đảm bảo chất lượng, an toàn của sản phẩm, hàng hoá đối với đời sống con người.

thi_nghiem_vinacontrol_6_800

Những xu hướng lớn

Thế giới biến động từng ngày. Các quốc gia không ngừng trao đổi, giao thương với nhau tạo nên môi trường kinh doanh toàn cầu hóa và hợp tác quốc tế sâu rộng. Việc Chính phủ Việt Nam ký nhiều Hiệp định thương mại tự do - FTA khiến thị trường sản phẩm hàng hóa trong nước càng nở rộ về chất lượng, hình dáng, chủng loại, nguồn gốc xuất xứ. Yêu cầu đảm bảo chất lượng và an toàn của hàng hoá trước khi đưa vào thị trường trở thành một xu hướng lớn trong hoạt động kinh doanh.

Từ nhu cầu và xu hướng nêu trên, Việt Nam hiện có gần 1.000 trung tâm phân tích, phòng thử nghiệm được công nhận. Trong đó, đơn vị đặt nền móng cho các hoạt động thử nghiệm chuyên sâu tại Việt Nam là Tập đoàn Vinacontrol, tiền thân là Cục Kiểm nghiệm hàng hóa XNK Việt Nam được thành lập vào năm 1957.

Vinacontrol hiện có 28 đơn vị thành viên và 7 trung tâm và phòng thử nghiệm được công nhận trên toàn quốc. Các trung tâm và phòng thí nghiệm của Vinacontrol công nhận phù hợp với ISO/IEC 17025:2005 và được trang bị các thiết bị, máy móc hiện đại như hệ thống LC-MS/MS, máy sắc ký lỏng/khí, máy quang phổ hấp thụ nguyên tử, máy phân tích quang phổ phát xạ, v.v… đáp ứng yêu cầu phân tích, thử nghiệm các sản phẩm hàng hoá từ khách hàng và theo quy định của cơ quan quản lý Nhà nước.

Trong nhiều năm qua, hoạt động phân tích, thử nghiệm của Vinacontrol nhận được nhiều quyết định chỉ định từ các Bộ, cơ quan Quản lý Nhà nước cho việc thực hiện thử nghiệm, kiểm tra chuyên ngành đối với an toàn thực phẩm, phân bón, thức ăn chăn nuôi, khí dầu mỏ, sản phẩm dệt may, giấy tiêu dùng, vật liệu xây dựng, v.v...

Trước một bài toán khó

Để tiếp tục phục vụ hoạt động Quản lý nhà nước, kiểm tra chuyên ngành, đơn vị cần liên tục đầu tư cho nghiên cứu, phát triển, nâng cấp trang thiết bị của các phòng thử nghiệm. Một bài toán khó, khi hiệu quả đầu tư và rủi ro bất định đến từ mối liên hệ sâu với chính sách quản lý với các mặt hàng có quy chuẩn hoặc có quy định phải kiểm tra chất lượng.

Tháng 7/2017, Vinacontrol khởi công dự án xây dựng mới và di chuyển Trung tâm Phân tích và Thử nghiệm 1 Vinacontrol từ trong nội thành về Khu Công nghiệp Ninh Hiệp (Gia Lâm, Hà Nội), với diện tích mặt bằng gần 2.000m2 và kinh phí hàng triệu Đô la Mỹ cho hạ tầng và đầu tư trang thiết bị.

Huy động nguồn vốn đầu tư là thách thức đầu tiên. Danh mục đầu tư của Vinacontrol không chỉ tập trung ở phân tích, thử nghiệm mà phân bổ trên toàn danh mục hoạt động như giám định, chứng nhận, kiểm định và các dịch vụ liên quan khác. Việc phải liên tục cân đối nguồn ngân sách, các khoản vay ngắn và dài hạn, cùng nhiều yếu tố khách quan bất định khiến dự án xây dựng và đầu tư Trung tâm 1 gặp nhiều khó khăn và kéo dài hơn dự kiến.

42183043_469810886852327_796728132898914304_n_800
Trung tâm Phân tích & Thử nghiệm 1 Vinacontrol tại Ninh Hiệp (Gia lâm, Hà Nội)

Chi phí đầu tư lớn, kỳ vọng cao, nhưng chỉ ngay sau thời điểm khởi công vài tháng, Chính phủ và các cơ quan quản lý liên tiếp có những văn bản điều chỉnh về hoạt động kiểm tra chuyên ngành. Điển hình như Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm. Theo đó, các quy định về kiểm tra giảm, kiểm tra thông thường và kiểm tra chặt, tác động mạnh đến hoạt động thử nghiệm phục vụ kiểm tra an toàn thực phẩm, lĩnh vực trọng điểm của Vinacontrol.

Vốn đầu tư lớn nhưng phí của từng phép thử thu về không cao khiến khả năng thu hồi vốn trở thành một mục tiêu trong dài hạn, đòi hỏi thời gian, sự kiên trì và những quyết đúng. Chúng ta cần chờ để xem cách Vinacontrol giải bài toán này như thế nào.

Bài viết được đăng trên Tạp chí Người Đại Diện số tháng 9/2018


024.3943.3840
Tập đoàn Vinacontrol
  • 54 Trần Nhân Tông, Hà Nội, Việt Nam
  • +84 24 3943 3840
  • +84 24 3943 3844
  • vinacontrol@vinacontrol.com.vn