Sản xuất công nghiệp tăng trưởng mạnh mẽ 6 tháng đầu năm 2024. Ngành thép có tín hiệu tích cực?
Sản xuất công nghiệp tăng trưởng mạnh mẽ trong 6 tháng đầu năm 2024
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2024, kinh tế Việt Nam ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 6,42% so với cùng kỳ năm trước; vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành ước đạt 1.451,3 nghìn tỷ đồng, tăng 6,8%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 3.098,7 nghìn tỷ đồng, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt trên 368,5 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ, trong đó: Xuất khẩu tăng 14,5%, nhập khẩu tăng 17%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 11,63 tỷ USD. Sản xuất công nghiệp ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ với mức tăng trưởng chung đạt 7.54%. Đặc biệt, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với mức tăng trưởng ấn tượng 8.67%.
Theo đó, thị trường thép cũng có tín hiệu phục hồi tích cực, ngành xây dựng tăng 7,34%, mức tăng cao nhất so với cùng kỳ các năm trong giai đoạn 2020-2024. Tuy nhiên xu hướng tăng trưởng ngành thép chưa có dấu hiệu chắc chắn, cụ thể tình hình sản xuất và bán hàng các sản phẩm thép đã đảo chiều so với tháng 5/2024 cho thấy nhu cầu thép trong nước chưa thực sự phục hồi.
Xu hướng tăng trưởng ngành thép chưa có dấu hiệu chắc chắn
Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho hay, hiện nay sản xuất thép đang ở tình trạng cung vượt cầu, cùng đó là tình trạng gia tăng nhập khẩu càng làm cho sự cạnh tranh về giá cả mặt hàng thép trong nước khốc liệt hơn.
Theo Bộ Công Thương, ngoài các vấn đề mang tính thời điểm, ngành thép còn có những điểm nghẽn mang tính dài hạn. Năng lực sản xuất còn hạn chế, Việt Nam tiếp tục là quốc gia nhập siêu về thép. Sản xuất thép thô mới cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước, còn thiếu hụt sản phẩm thép chất lượng cao, thép kỹ thuật.
Dữ liệu Hải quan, tháng 6/2024 cho thấy, Việt Nam nhập khẩu 886.000 tấn thép cuộn cán nóng (HRC), bằng 151% sản xuất trong nước. Trong đó, lượng thép nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm 77%. Về giá HRC nhập khẩu, sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc rất thấp, bình quân 560USD/tấn, thấp hơn các quốc gia khác từ 45- 108USD/tấn.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, sản lượng thép cán nóng nhập khẩu lên đến gần 6 triệu tấn, tăng 32% so với cùng kỳ 2023. Lượng nhập khẩu này bằng 173% so với sản xuất trong nước. Trong đó, lượng thép nhập từ Trung Quốc chiếm 74%, còn lại là từ Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và các quốc gia khác.
Trước thực tế này, VSA đã kiến nghị các cơ quan liên quan tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn quản lý kỹ thuật, quản lý chất lượng, hàng rào kỹ thuật. Từ đó, ngăn ngừa các sản phẩm thép không đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn và môi trường tràn vào thị trường Việt Nam. Theo đó, thép nhập khẩu cần phải có giấy chứng nhận tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng của Việt Nam.
Chứng thư giám định hoặc giấy chứng nhận lô hàng là cơ sở của thủ tục thông quan đối với thép nhập khẩu
Là tổ chức được Bộ Công Thương và Bộ Khoa học Công nghệ chỉ định thực hiện đánh giá sự phù hợp chất lượng thép, Vinacontrol cung cấp dịch vụ hỗ trợ toàn diện nhằm đảm bảo sản phẩm thép của doanh nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Sở hữu chứng thư giám định hoặc giấy chứng nhận lô hàng của Vinacontrol giúp doanh nghiệp đơn giản hóa mọi thủ tục thông quan đối với sản phẩm thép nhập khẩu.
Giải pháp dành cho doanh nghiệp bạn:
Mọi yêu cầu về dịch vụ của Vinacontrol, quý khách vui lòng liên hệ tới số Hotline 0243.943.3840 hoặc chat ngay với chuyên viên để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất!